logo

NVIDIA Reflex là gì? Cách bật NVIDIA Reflex trong game

Phạm Quốc Toàn 13:49, 29/02/2024

Được ra mắt vào tháng 9/2020, công nghệ tăng độ nhạy từ các linh kiện điện tử NVIDIA Reflex đã gây nên một tiếng vang lớn trong cộng đồng game thủ. Vậy NVIDIA Reflex là gì? làm sao để bật NVIDIA Reflex trong game? Cùng theo dõi ngay nhé!

NVIDIA Reflex là gì? Cách bật NVIDIA Reflex trong game

I. Tổng quan về NVIDIA Reflex

1. NVIDIA Reflex là gì?

Trong môi trường chơi game chuyên nghiệp, dù chỉ chênh lệch vài miligiây cũng sẽ ảnh hưởng đến kết quả của cả trận đấu. Và để cải thiện độ chính xác và thời gian phản ứng cho các game thủ, công nghệ giảm thiểu độ trễ hệ thống NVIDIA Reflex đã ra đời.

NVIDIA Reflex là gì?

Về cơ bản, NVIDIA Reflex là một bộ công cụ API được thiết kế để giảm thiểu độ trễ hệ thống từ các linh kiện điện tử như chuột, bàn phím,... về mức thấp nhất tính từ khi người chơi thực hiện một hành động (như nhấn nút) cho đến khi hành động đó được bộ phận phần cứng xử lý và phản ánh trên màn hình. Độ trễ đầu vào thấp sẽ đồng nghĩa với việc nhân vật được điều khiển có thể phản ứng nhanh hơn với những tình huống phát sinh trong game.

Điều chỉnh độ trễ đầu vào

NVIDIA Reflex có thể được sử dụng trên đa dạng các dòng GPU khác nhau của nhà NVIDIAnhưng nó sẽ hoạt động tối ưu nhất trên dòng GeForce RTX 30GeForce RTX 40 trở lên cùng công nghệ màn hình NVIDIA G-SYNC.

NVIDIA Reflex được tạo ra bởi hai thành phần chính:

  • Reflex SDK: Là một bộ API dành cho các nhà phát triển game để đo và giảm độ trễ kết xuất. Khi sử dụng SDK, nhà phát triển có thể tích hợp Reflex trực tiếp với trò chơi để giảm độ trễ trong khi chơi game.

  • Reflex Latency Analyzer: Công cụ này cho phép đo độ trễ thực tế từ thiết bị đầu vào đến màn hình hiển thị, cung cấp cho game thủ và nhà phát triển dữ liệu cụ thể để tối ưu hóa hiệu suất đầu vào.

NVIDIA Reflex được tạo ra bởi hai thành phần chính

2. Độ trễ hệ thống là gì?

Để tìm hiểu sâu về cách thức hoạt động của Nvidia Reflex, bạn sẽ cần tìm hiểu về “Độ trễ hệ thống” có nghĩa là gì?

Độ trễ hệ thống là gì?

Có thể hiểu, độ trễ hệ thống là khoảng thời gian người dùng thực hiện các thao tác từ các thiết bị ngoại vi như chuột, bàn phím,... tín hiệu sẽ được gửi từ thiết bị của bạn đến CPU để xử lý thông tin. Sau đó CPU sẽ gửi yêu cầu đến GPU để kết xuất (render) hình ảnh và hiển thị chúng lên màn hình. Quá trình này sẽ được phân chia thành các khái niệm khác nhau gồm: Độ trễ ngoại vi, độ trễ của trò chơi, độ trễ kết xuất đồ họa, độ trễ hiển thị của màn hình,...

Các độ trễ hệ thống

Mặc dù thoạt nhìn chung, với các công nghệ hiện hành, gần như chúng ta không thể nhận ra độ trễ hệ thống bằng mắt thường. Tuy nhiên trong môi trường các tựa game FPS, đối kháng, sự chênh lệch về độ trễ hệ thống sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tốc độ phản ứng của người dùng.

3. NVIDIA Reflex hoạt động như thế nào?

Low Latency Mode: Là tùy chọn kích hoạt NVIDIA Reflex trên máy tính của người dùng. Tùy chọn này sẽ cắt giảm giai đoạn tối ưu FPS, giúp những dữ liệu sau khi xử lý bởi CPU sẽ chuyển trực tiếp sang GPU mà không phải thông qua hàng chờ render (render queue). Cho phép CPU và GPU được đồng bộ hóa một cách hiệu quả hơn, giảm thiểu thời gian cần thiết để xử lý mỗi khung hình, tuy nhiên người dùng sẽ phải hy sinh một ít thông số FPS.

Cắt giảm render queue

4. NVIDIA Reflex có gì nổi bật?

Tính năng đặc biệt của NVIDIA Reflex không chỉ nằm ở việc giảm độ trễ mà còn ở khả năng đo lường và phân tích độ trễ một cách chính xác. Điều này giúp người dùng cũng như các nhà phát triển có cái nhìn rõ ràng hơn về hiệu suất hệ thống và tìm ra cách để tối ưu hóa nó.

NVIDIA Reflex có gì nổi bật?

Dựa vào số liệu được NVIDIA cung cấp, độ trễ hệ thống khi chơi các tựa game FPS trên dòng card quốc dân GTX 1660 Super được cải thiện tới 33% với NVIDIA Reflex. Còn đối với RTX 3080, con số này có thể lên đến 54%. Thậm chí khi kết hợp RTX 3080 với các mẫu màn hình gaming 360Hz được tích hợp G-SYNC, độ trễ lúc này chỉ còn bằng khoảng 35% so với bình thường.

II. NVIDIA Reflex mang lại gì cho game thủ?

1. Phân tích, đo lường độ nhạy

Công cụ Reflex Latency Analyzer cho phép game thủ không chỉ cảm nhận mà còn đo lường được độ trễ hệ thống của mình. Nhờ đó, người dùng sẽ có thể hiểu rõ về thông số hệ thống của mình cũng như dễ dàng tinh chỉnh cấu hình để tối đa hiệu suất chơi game.

Reflex Latency Analyzer

Ngoài ra, các nhà sản xuất linh kiện điện tử cũng như các nhà phát triển game có thể đo lường dữ liệu nhằm đưa ra các giải pháp tối ưu hóa sản phẩm của mình.

2. Cải thiện độ trễ hệ thống

Công nghệ NVIDIA Reflex giúp giảm độ trễ đầu vào, từ đó cải thiện đáng kể độ chính xác và thời gian phản ứng trong các tình huống game. Điều này rất quan trọng trong các tựa game FPS đầy cạnh tranh, nơi mỗi miligiây đều có thể quyết định kết quả của cả trận đấu. Không những thế, khi hiệu suất được nâng cao, các bộ phận phần cứng PC của bạn sẽ không tỏa ra quá nhiều nhiệt từ đó gia tăng tuổi thọ của chúng lên đáng kể.

Cải thiện độ trễ hệ thống

3. Cải thiện tần số quét

Bằng cách giảm bộ đệm khung hình (render queue) và tối ưu hóa quá trình đồng bộ hóa giữa CPU và GPU, Reflex giúp màn hình của bạn có thể hiển thị hình ảnh mới nhanh hơn, giảm hiện tượng giật, lag và mang lại trải nghiệm mượt mà.

Cải thiện tần số quét

IV. Phần cứng & phần mềm tương thích

1. Các card đồ họa hỗ trợ NVIDIA Reflex

NVIDIA Reflex hỗ trợ đa dạng các dòng GPU của NVIDIA tính từ GeForce GTX 900 Series được sản xuất vào năm 2014. Tuy nhiên tính đến thời điểm hiện tại, GTX 900 SeriesGTX 10 Series đã chính thức ngừng sản xuất, do đó, để sử dụng NVIDIA Reflex, bạn nên lựa chọn các dòng GPU sau:

  • GTX 16 Series

  • RTX 20 Series

  • RTX 30 Series

  • RTX 40 Series

card đồ họa hỗ trợ NVIDIA Reflex

2. Danh sách Game tương thích NVIDIA Reflex

Mời bạn xem qua danh sách NVIDIA Reflex Games được cập nhật liên tục

Dưới đây là một số tựa game nổi tiếng hỗ trợ NVIDIA Reflex:

  • Aex Legends

  • Aark: Survival Ascend

  • Call of Duty: Black Ops Cold War

  • Counter-Strike 2

  • Cyberpunk 2077

  • DOTA 2

  • Fortnite

  • God of war

  • Nakara: Bladepoint

  • Valorant

  • Warface

Danh sách Game tương thích NVIDIA Reflex

3. Màn hình & phụ kiện tương thích NVIDIA Reflex

Danh sách màn hình & chuột tương thích NVIDIA Reflex được cập nhật liên tục

Màn hình & phụ kiện tương thích NVIDIA Reflex

V. Cách bật NVIDIA Reflex trong game

1. Chuẩn bị

  • Đảm bảo trò chơi lẫn phần cứng của bạn đều hỗ trợ NVIDIA Reflex tại danh sách ở bên trên.

  • Đảm bảo phiên bản GeForce Experience của bạn là bản mới nhất.

2. Cách bật NVIDIA Reflex trong Valorant

Bước 1: Click chuột phải vào màn hình Desktop > NVIDIA Control Panel

NVIDIA Control Panel

Bước 2: Chọn Manage 3D settings > Low latency Mode > Ultra > Apply

Low latency Mode > Ultra > Apply

Bước 3: Truy cập Valorant > Mở Settings

Truy cập Valorant > Mở Settings

Bước 4: Chọn Video > Tìm đến mục NVIDIA Reflex Low latency

  • Nếu thiết bị của bạn có cấu hình cơ bản và tầm trung > Chọn On

  • Nếu thiết bị của bạn có cấu hình cận cao cấp và cao cấp > Chọn On + Boost

Tìm đến mục NVIDIA Reflex Low latency

Xem thêm:


Bằng cách giảm độ trễ hệ thống và cung cấp công cụ để đo lường và phân tích hiệu suất, Reflex mở ra một thế giới mới của trải nghiệm gaming: nhanh hơn, mượt mà hơn và chính xác hơn. Hy vọng bài viết này của mình sẽ mang lại các thông tin hữu ích đến cho các bạn.